Chó hay cắn phá đồ là chuyện bạn sẽ dễ dàng gặp phải. Tuy nhiên, nó thật sự phiền phức và chẳng ai muốn món đồ của mình bị chó cắn phá, trong đó có cả những đồ có giá trị cao. Vì sao mà chó cắn phá trong nhà và cách ngăn chặn vấn đề đó? Bài viết này phòng khám thú y Doraemonpet sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó một cách chi tiết và rõ ràng.
5 Nguyên nhân chó hay cắn phá trong nhà
Chó cắn phá đồ đạc là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường bắt nguồn từ 5 nguyên nhân dưới đây:
Chó con mọc răng:
Giống như trẻ con, chó con cũng phải trải qua một quá trình mọc răng từ 3 – 7 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, chúng luôn thấy khó chịu và ngứa ngáy, cần tìm một vật để cắn. Cắn gặm giúp chó con được mài răng. Việc này cũng sẽ có lợi cho việc thay răng cũ, mọc răng mới.
Chó có nhiều năng lượng:
Nhiều năng lượng trong người luôn khiến cho chó cảm thấy khó chịu khi phải ngồi không. Do đó, chúng nghĩ ra đủ trò để nghịch ngợm, cắn xé để giải toả. Điều này giúp năng lượng của chúng được giải phòng, cân bằng lại để có cảm giác dễ chịu hơn.
Chó bị bỏ lại một mình, thiếu sự quan tâm:
Khi phải ở một mình quá lâu, những chú chó dễ trở nên buồn bã và chán chường. Chính sự buồn chán đó là nguyên nhân khiến chó hay cắn đồ. Khi không được quan tam, chúng thường tìm các đồ vật để cắn, phá. Điều này khiến chúng vui hơn cũng là cách để chúng gây sự chú ý với chủ nhân của mình.
Thiếu canxi trong chế độ ăn:
Chế độ ăn thiếu canxi cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến chó thường gặm nhai các đồ đạc cứng như tường, đá hoặc vữa… Khi thấy tình trạng này, bạn nên chú ý bổ sung thêm canxi vào các bữa ăn để chúng phát triển tốt nhất.
Chó đang sợ hãi hoặc bối rối:
Nguyên nhân cuối cùng khiến chó hay cắn gặm đồ bắt nguồn từ việc chúng đang cảm thấy sợ hãi. Khi cảm giác thiếu an toàn về lãnh thổ hoặc bị ép làm điều không thích, một số con chó thường hay cắn đồ đạc linh tinh. Thậm chí, chúng còn có những dấu hiệu hung dữ hơn. Trong nhiều trường hợp, chó có thể tấn công những con vật xung quanh và cả chủ nhân.
Nên làm gì khi thấy chó cắn phá đồ đạc trong nhà?
Thái độ và cách xử lý của bạn khi thấy chó đang cắn đồ rất quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến hành vi sau này của những bé cún. Khi gặp phải những trường hợp cắn phá này, một thái độ dứt khoát, mạnh mẽ cùng mệnh lệnh: “Dừng”… sẽ là một cách giúp bạn xử lý. Nếu bạn thấy chó đang cắn đồ đạc hỏng và cứ mặc kệ chúng, điều này sẽ trở thành thói quen cho những lần cắn phá sau này.
Tránh làm gì khi thấy chó cắn phá đồ đạc
- Đánh chó: Việc đánh đập chó sẽ khiến chúng trở nên sợ hãi. Và một số bé có thể hình thành thói quen hung hăng hơn và tấn công lại bạn. Trong một số trường hợp khi không kiềm chế được, bạn có thể khiến cún bị thương.
- Giành co đồ đạc: Khi bạn dùng mệnh lệnh dứt khoát, bé cún có thể hiểu được hành vi là sai và dừng lại. Tuy nhiên, khi bạn giằng co qua lại với chúng, các bé cún có thể nghĩ rằng bạn đang đùa giỡn và càng tiếp tục hành động đó.
Cách ngăn chặn chó hay cắn phá trong nhà:
Chuẩn bị cho chó những đồ chơi riêng
Việc chuẩn bị đồ chơi riêng cho chó là cách hiệu quả để ngăn chặn việc chó cắn phá đồ trong nhà. Trên thị trường, có rất nhiều loại đồ chơi để những bé cún của bạn có thể nhai, gặm. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn đồ chơi cho chó được làm từ cao su đặc, rỗng ở giữa. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho bé. Ngược lại, bạn cần tránh các đồ chơi có đầu sắc nhọn. Những món đồ này có thể khiến bé cún bị thương.
Ngoài ra, còn có các dụng cụ mài răng cho chó như xương gặm, bóng nhựa, dây thừng… Những đồ này sẽ rất hữu ích trong quá trình cún đang mọc và thay rằng.
Cho chó đi dạo thường xuyên
Môi trường bên ngoài thoáng mát giúp chó có nhiều không gian để vui chơi. Hơn nữa, đi dạo thường xuyên còn là cách vận động hiệu quả để giải toả năng lượng. Điều này cũng thúc đẩy tinh thần của các bé cún khiến chúng vui tươi, hào hứng hơn. Do đó, đưa chó đi dạo thường xuyên sẽ hạn chế việc chó cắn phá đồ đạc tại nhà.
Một số lưu ý:
- Bạn có thể bận rộn và không có thời gian dẫn chó và vẫn muốn quản lý chúng. Bạn có thể đưa cho chúng một số đồ chơi để chúng không còn cắn phá đồ trong nhà. Tuy nhiên, hành động này chỉ là tạm thời. Bạn vẫn nên tranh thủ thời gian sau đó cho chó đi dạo xung quanh.
- Khi đưa chó đi dạo, bạn cũng nên xích dây và rọ mõm cho các bé cún. Những việc này đảm bảo an toàn cho chó và mọi người xung quanh.
Giành thời gian vui chơi với chó
Chó là một người bạn thân thiết của con người. Bởi lẽ, chúng cũng là động vật có tình cảm. Việc để chó một mình quá lâu không quan tâm khiến chúng rơi vào tình trạng nhàm chán, lo lắng. Điều này lại trực tiếp dẫn đến việc cắn phá đồ của chó. Chính vì vậy, hãy cố gắng dành ít nhất 15 phút mỗi ngày chơi đùa với thú cưng của bạn. Điều này khiến chúng sẽ không thấy cô đơn và buồn chán nữa.
Nếu trong thời gian đi công tác, bạn có thể gửi tại nhà người quen hoặc các cơ sở thú y có nơi lưu trữ để có người chăm sóc và chơi đùa cùng thú cưng.
Cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng
Một nguyên nhân bạn vừa thấy dẫn đến tình trạng cắn phá đồ đạc linh tinh là do thiếu canxi. Do đó, bạn nên chuẩn bị đầy đủ những bữa ăn dinh dưỡng cho bé cún nhà mình. Nếu không có thời gian, bạn có thể chọn các loại thực phẩm khô đóng hộp tiện lợi, sạch sẽ.
Rèn luyện việc phân biệt đồ cho chó
Để chó có hành vi tốt, bạn cần giành thời gian để rèn luyện chúng. Trong việc này, bạn chỉ cần chuẩn bị hai nhóm đồ khác nhau, đặt trước mặt các bé cún. Một nhóm đồ là đồ gia đình: giày dép, sách vở, những đồ không được cắn. Nhóm đồ thứ hai là những đồ chơi của chúng.
Nếu chúng cắn vào nhóm đồ đầu tiên, nhóm đồ không được phép bạn hãy dứt khoát giằng lại và ra mệnh lệnh nghiêm: “Không”. Và sau đó, đưa cho chúng các món đồ chơi được phép cắn.
Chỉ mất một khoảng thời gian ngắn, chó sẽ dần quen. Khi chó đã có thể tự biết những món đồ được phép chơi, nghịch, hãy thưởng chó bằng những món ăn chúng yêu thích. Điều này sẽ khích lệ chúng rất nhiều.
Bảo quản đồ đạc
Ngoài việc huấn luyện, bạn cũng nên tìm cách để chủ động hơn bảo vệ đồ đạc, tránh việc cắn phá của chó:
- Sử dụng giấy thiếc bạc: Giấy thiếc bạc là một sự bảo vệ hiệu quả cho đồ đạc của bạn. Có thể bạn không biết, chó có xu hướng sợ tiếng động to. Sử dụng giấy thiếc bạc quanh ghế sofa, kệ giày dép, sẽ tạo nên tiếng động lớn khi chó bước vào khu vực này. Và như thế, chúng sẽ tự động tránh xa.
- Sử dụng bình xịt nước: Bình xịt nước cũng giúp bạn tránh được việc chó cắn đồ đạc của mình. Bạn có thể xịt nước vào cún con mỗi khi chúng nhảy lên sofa hoặc xịt thẳng vào sofa. Khi thấy ẩm ướt, chúng sẽ tìm một nơi khô ráo hơn.
Ngoài ra, trên thị trường còn có rất nhiều loại bình xịt chống cắn gặm. Những bình xịt này có vị đắng khiến chó từ bỏ ý định cắn đồ.
- Cất giữ những đồ đạc có giá trị: Việc cất giữ những đồ đạc như tiền, dây chuyền… không những giúp bạn đảm bảo của cải mà còn giúp bạn tránh được những trường hợp chó nghịch ngợm.
Việc hiểu rõ nguyên nhân tại sao chó cắn phá trong nhà và cách ngăn chặn giúp bạn tránh được những phiền toái, bảo quản đồ tốt hơn. Cùng theo dõi thêm các bài viết hữu ích tại DoraemonPet nhé!
Xem thêm bài viết:
Chi phí nuôi chó Poodle có tốn kém không?
Mèo béo phì có phải là bệnh không?