Ai đó đã từng nói rằng: “Một chú cún con không phải toàn bộ cuộc sống của bạn nhưng chúng có thể biến cuộc sống của bạn trở nên muôn màu và toàn diện hơn”. Có lẽ chính bởi sự hóm hỉnh của những chú chó hiện nay nó đã trở thành loại động vật yêu thích của nhiều người. Muốn cún cưng khỏe mạnh cần chú ý những kinh nghiệm tiêm phòng cún cưng sau đây!

Tại sao cần phải tiêm phòng cho cún cưng của bạn?

Tại sao nên tiêm phòng cho thú cưng của bạn
Tại sao nên tiêm phòng cho thú cưng của bạn

Như bạn có thể biết hầu hết có tới 70% các chú chó chết bởi các căn bệnh thường gặp. Để giảm thiểu tới mức thấp nhất vấn đề đó việc tiêm phòng là điều vô cùng cần thiết. 

Dân gian ta vẫn có câu: “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Khi bạn chủ động tiêm phòng cho cún cưng sẽ giảm thiểu tối đa các bệnh truyền nhiễm của chúng. Trong khi đó, để chữa trị căn bệnh này đòi hỏi bạn phải mất một thời gian lâu mà thậm chí còn không thể chữa trị kịp thời dẫn tới thiệt mạng thú cưng. 

Khi tiêm vắc xin vào cơ thể sẽ giúp cún cưng có đề kháng chống trọi lại các căn bệnh nguy hiểm thường gặp, hệ thống miễn dịch sẽ được kích thích sản sinh chống lại sự lây nhiễm về sau.

Các loại vacxin phổ biến trên thị trường hiện nay cho cún cưng

Các loại vaccine có trên thị trường hiện nay
Các loại vaccine có trên thị trường hiện nay

Trên thị trường hiện nay có ba loại vacxin chính:

  1. Vacxin 5 bệnh: Care virus. Parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm.
  2. Vacxin 6 bệnh phòng các bệnh: 5 bệnh trên và Leptospria.
  3. Vacxin phòng 7 loại bệnh: 6 loại bệnh trên và bệnh Coronavirus.

Hiện nay, vacxin 5 bệnh và vacxin 7 bệnh được sử dụng phổ biến nhất. Nhìn chung các loại vacxin hiện nay được bán trên thị trường khá nhiều và tràn lan. Chính bởi thế, bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín để tiêm phòng cho thú cưng của mình nhé!

Xem ngay =>> Top 5 bệnh nguy hiểm ở cún cưng không nên xem nhẹ

Tìm hiểu kĩ lịch tiêm phòng trong từng giai đoạn của thú cưng

Tiêm phòng định kỳ tại phòng khám thú y Doraemonpet
Tiêm phòng cun cưng định kỳ tại phòng khám thú y Doraemonpet

Ở Việt Nam, các loại thú cưng phổ biến như Alaska, poodle, becgie,.. Về chủng loại chúng ta có thể thấy được có khá nhiều giống và loại khác nhau. Song, lịch tiêm phòng cho từng loại là cũng tương tự như nhau. 

Ba tuần tuổi được coi là thời gian “vàng” để tiêm phòng cho thú cưng của bạn. Vào thời gian này, lượng kháng thể mẹ truyền thấp, các chú cún con đang chập chững tập ăn nên có khả năng nhiễm bệnh cao hơn bất cứ thời kì nào. 

Lịch tiêm phòng vacxin trong suốt vòng đời của chú cún

  1. Chó con 3 tuần tuổi: Tiêm mũi 5 bệnh.
  2. Chó con 6 tuần tuổi: Tiêm lần thứ 2 mũi 5 hoặc 7 bệnh.
  3. Chó con 9 tuần tuổi: tiêm một mũi 5 hoặc 7 bệnh.
  4. Chó con 7-8 tháng tuổi: tiêm một mũi vacxin phòng dại.
  5. Chó con trên một tuổi: Tiêm một mũi 5 hoặc 7 bệnh và tiêm phòng dại định kì hàng năm hoặc 2 năm một lần.

Những kinh nghiệm khi tiêm phòng cho cún cưng cần nhớ

Những lưu ý khi tiến hành tiêm phòng cho thú cưng
Những lưu ý khi tiến hành tiêm phòng cho thú cưng

Mỗi một người nuôi thú cưng đều mong muốn tạo một điều kiện tốt nhất, đầy đủ nhất để cún cưng của mình phát triển toàn diện. Song, không phải điều gì quá nhiều lại tốt, tất cả mọi thứ đều chỉ nên dừng lại ở mức vừa đủ.

Nếu cún cưng của bạn đang có thể trạng kém không nên tiêm phòng. Khi chú cún khỏe mạnh và hoạt động mọi thứ bình thường bạn mới có thể tiến hành tiêm phòng định kì. Cần lựa chọn một cơ sở thú y uy tín, một người bác sĩ vừa có tâm vừa có tầm.

Sau khi tiêm xong, cần theo dõi sát so các biểu hiện của thú cưng trong khoẳng 30 phút để chắc chắn rằng cún con an toàn, khỏe mạnh.

Điều đặc biệt quan tâm và ghi nhớ là không nên tắm trong vòng 1 tuần. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cún cưng để mọi hoạt động dễ dàng diễn ra bình thường nhất có thể.

Trường hợp không nên tiêm phòng cho chó

Các trường hợp thú cưng không nên tiêm vaccine
Các trường hợp thú cưng không nên tiêm vaccine

Không phải bất cứ thời gian nào cũng tiêm phòng được cho các chú cún. Trước khi tiêm phòng bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng và không thể xem nhẹ thời gian tiêm phòng cho cún con hợp lý. Việc xem nhẹ vấn đề này có thể dẫn tới những rủi ro ngoài ý muốn mà bạn không hề hay biết đâu đấy!

Bài viết =>> Tổng Hợp 4 Bài Test Kiểm Tra Độ Thông Minh Của Chó

Chó mang thai và chó mới sinh con

Điều nguy hiểm cực kì mà bạn không hề nghĩ tới là nguy cơ có thể xảy thai khi tiêm vào khoảng thời gian này cho cún cưng. Vì thế cần có lịch tiêm phòng cho chó trước khi chúng phối giống. Chó con được bú sửa mẹ thì cần là sữa tự nhiên không nên có kháng sinh rất ảnh hưởng tới sự phát triển của cún con sau này.

Chó mẹ nửa tháng sau khi sinh

Sau khi sinh không nên tiêm phòng cho chó mẹ bởi lẽ việc tiêm phòng rất ảnh hưởng tới quá trình tạo sửa. Việc tạo sữa ít ảnh hưởng tới sự phát triển không ngừng của chó bạn. Thậm chí thiếu sữa có thể dẫn tới cái chết. Không chỉ vậy, khi chó con uống sữa mẹ cũng có thể gây ra nhiều hội chứng khác nhau cực nguy hiểm.

Cún cưng đang trong thời kì bị ốm

Nhiều người cứ nghĩ tiêm phòng khi cún con đang bị ốm sẽ giảm khả năng phát bệnh. Nhưng thực chất điều đó là hoàn toàn sai lầm. Tiêm phòng cho chó con vào thời gian này sẽ khiến cho bệnh càng thêm nặng hơn. Việc đầu tiên cần làm lúc này là hãy điều trị bệnh cho chó con trước tiên. Sau khi chúng hoàn toàn khỏi bệnh hãy tiến hành tẩy giun và tiêm phòng cho chúng.

Trên đây là những kinh nghiệm tiêm phòng cún cưng giúp bạn hoàn toàn yên tâm khi mang thú cưng tới các phòng khám thú y. Tuy nhiên, nếu kinh nghiệm chưa chắc bạn có thể đến phòng khám thú y uy tín để được bác sĩ thực hiện và tư vấn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc vui lòng liên hệ tới phòng khám thú y Doraemonpet

Số điện thoại: 0969.460.335

Địa chỉ: Số 25 Đường Hải Thượng Lãn Ông, Nam Thành, Ninh Bình, Việt Nam Ninh Bình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969460335
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon