Đừng chủ quan và nghĩ đơn giản chó thở gấp là chỉ do vận động quá sức. Có khi nó đang gặp vấn đề về tim mạch, đường hô hấp cũng nên. Vào những tình huống này, bạn cần tỉnh táo và chăm sóc đúng cách. Nếu không sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn. Hãy cùng phòng khám thú y Doraemonpet chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý cho trường hợp chó thở gấp thè lưỡi này nhé. Có thể, bạn sẽ chính là bác sĩ thú y duy nhất cho những tình huống cấp bách này.

Có những lí do gì khiến chó thở gấp

Tìm hiểu các nguyên nhân chó nhà bạn thở gấp
Tìm hiểu các nguyên nhân chó nhà bạn thở gấp

Do sốc nhiệt, say nóng

Vào những ngày hè nóng nực, chó vận động quá sức, khiến cho cơ thể bị sốc nhiệt và gây mất nước. Bởi vì nhiệt độ ngoài trời lên tới 38-40 độ C, chênh lệch rất lớn đối với nhiệt độ trong nhà. Nhiều chú chó khi mới được chủ nhân mua từ nước ngoài về, còn chưa thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam cũng có tình trạng tương tự. Đặc biệt, ở một số nơi, giống chó có mõm như Pug, Bulldog, Boston Terrier, chúng dễ bị hụt hơi, thở hổn hển hơn các giống khác.

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở loài chó. Chỉ sau mấy phút, cơ thể chúng sẽ trở lại bình thường.

Do ốm

Khi ta nghe thấy tiếng thở gấp của chó kèm theo đó là tiếng khè khè, rầm rì thì chắc chắn chó nhà bạn đang bị ốm. Có thể là do rối loạn hô hấp, suy tim, hội chứng Cushing…

  • Suy tim: Cũng giống như người, chó cũng có thể bị suy tim với biểu hiện thở hổn hển. 
  • Hội chứng Cushing: Xảy ra khi tuyến thượng thận của chó sản xuất quá nhiều cortisol. Chó mắc bệnh thường thở gấp, luôn đói và khát nước, rụng lông…
Chó thở gấp có phải do mắc bệnh?
Chó thở gấp có phải do mắc bệnh?

Ăn nhanh dẫn đến sặc thức ăn

Chó đôi lúc cũng rất nghịch ngợm và nóng vội. Chúng thấy thức ăn sẽ vồ vập và ăn ngấu nghiến. Những loại thức ăn hạt sẽ khiến chúng bị nghẹn hoặc sặc. Lý do dẫn đến việc thở gấp. 

Vì vậy, bạn cần cân nhắc trong việc lựa chọn thức ăn dễ nuốt những vẫn đủ dinh dưỡng cho thú cưng của mình.

Sản giật ở chó sau sinh gây thở gấp dồn dập

Trong vòng 3-5 ngày sau đẻ, những chú chó thường có biểu hiện thở mạnh, chảy rớt dãi, không đi lại được. Những triệu chứng này xuất hiện rất nhanh nên dễ gây nhầm lẫn với bệnh say nắng hay nhiễm trùng. Nếu không cứu chữa kịp thời thì có tới 60% động vật sẽ chết sau 12-48 giờ co giật.

Vì vậy, trong quá trình mang thai, bạn cần phải bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho thú cưng của mình.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Có thể khi sử dụng một loại thuốc nào đó khiến cún cưng của bạn phải chịu tác dụng như là là thở gấp, nôn… Nhưng việc này không quá nguy hiểm đối với tính mạng của thú cưng nhà bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải chú ý đến các dấu hiệu mà “bé” nhà gặp phải.

Cần làm gì khi chó thở gấp

Những điều nên làm khi chó nhà bạn thở gấp
Những điều nên làm khi chó nhà bạn thở gấp

Rơi vào những tình huống như này, bạn chỉ cần bình tĩnh quan sát hiện tượng và có các biện pháp sơ cứu kịp thời. Thường hiện tượng này xảy ra với những chú chó hiếu động, hay chạy nhảy, đặc biệt vào thời tiết nóng bức.

Nếu nhận thấy chó thở gấp là do sốc nhiệt hoặc say nắng, bạn chỉ cần đưa chúng vào bóng râm, cho chúng uống nước và lấy khăn mát lau người chúng. Điều này sẽ giúp cơ thể chúng tản nhiệt và nhanh hồi phục.

Còn trong các trường hợp chó thở gấp nhưng kèm theo các dấu hiệu bất thường, để chắc ăn bạn nên đưa chúng tới cơ sở y tế hoặc bác sĩ thú y gần nhất để kịp thời chữa trị.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho ta biết rằng chó nhà bạn đang gặp vấn đề về bệnh lý:

  • Tiếng thở dồn dập, hổn hển liên tục hơn 10 phút.
  • Thở gấp kèm theo sủi bọt mép
  • Tiếng thở kèm với sự rên âm ỉ 
  • Lưỡi và nướu Cún chuyển sang màu trắng, tím hoặc xanh làm là dầu hiện bạn cần phải đưa chúng đi cấp cứu ngay lập tức. Đó là do đang thiếu oxy trầm trọng.

Phòng tránh chó thở gấp

  • Giữ cho không gian nghỉ ngơi, ăn uống của cún luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn. Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể lắp điều hòa hoặc quạt máy nhỏ để chỗ nghỉ ngơi của cún luôn mát mẻ.
  • Chú ý quan sát và giữ cho cún không được vận động quá sức. Nhất là vào mùa hè nóng nực, dễ mất nước.
  • Quan trọng nhất, tiêm phòng đầy đủ tăng hệ miễn dịch cho cún cưng.
  • Thăm khám định kì để kịp thời phát hiện bệnh lý nguy hiểm.
  • Chỉ cho cún đi dạo vào chiều muộn hoặc sáng sớm. Khi mà nền nhiệt đã giảm so với ban ngày. Điều này để tránh tình trạng chó bị sốc nhiệt. Vì sự chênh lệch nhiệt độ ở trong nhà và ngoài trời là rất cao.

Vừa rồi là những chia sẻ của phòng khám thú y Doraemonpet về nguyên nhân và cách xử lý khi chó cưng nhà bạn rơi vào tình trạng chó thở gấp. Hi vọng, với những chia sẻ chi tiết như trên sẽ giúp bạn có thêm được kiến thức về chăm sóc thú cưng. Để nếu có rơi vào tình huống như vậy thì bạn vẫn bình tĩnh và xử lý một cách trơn tru.

Xem thêm bài viết:

Kinh nghiệm hàng nghìn người đang sử dụng để triệt sản chó cảnh

Cảnh báo: Những điều bạn phải biết về thói quen cho chó ngủ với người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969460335
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon