Gia đình nào nuôi thú cưng cũng giống như có thêm một thành viên. Nhưng việc nên hay không nên nuôi một con pet như vậy thì chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng phòng khám thú y Doraemonpet chúng tôi tìm hiểu về lợi ích và tác hại nuôi thú cưng trong nhà nhé.

4 Lợi ích của việc nuôi thú cưng

Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi thú cưng
Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi thú cưng

1/ Tạo thói quen rèn luyện thể chất

Như các bạn đã thấy, dù con người hay động vật thì yếu tố đầu tiên để duy trì sức khỏe là “vận động”. Con người chúng ta hằng ngày dành 8 tiếng làm việc trên văn phòng. Thời gian còn lại sẽ dành cho sự nghỉ ngơi và tụ tập. Rất nhiều người sau khi hết giờ làm sẽ lười vận động mà họ chỉ muốn trở về nhà và nằm dài trên ghế lướt điện thoại. 

Việc nuôi thú cưng như chó hoặc mèo đều là yếu tố tác động làm giảm sức ì của mỗi người. Nếu bạn nuôi một con chó, thì sau khi trở về nhà, việc đầu tiên của bạn sẽ là dắt chó đi dạo. Hoặc có thể, mỗi sáng bạn sẽ dậy sớm hơn dành thời gian cho chú cún của mình đi dạo một vòng quanh công viên. Thời gian nằm lướt điện thoại của bạn được giảm đáng kể và sức khỏe của bạn và chú cún cũng được duy trì khi việc này diễn ra đều đặn.

2/ Không còn cảm thấy cô đơn

Bạn sống một mình trong một căn phòng bốn bức tường kín mít. Mọi thứ diễn ra một mình. Nhưng khi bạn có một người đồng hành thì mọi thứ dường như từ “tĩnh” chuyển sang “động”. Thử nghĩ mà xem, sau giờ làm, bạn trở về nhà trong niềm hân hoan, ríu rít của chúng thay vì sự im lặng thường ngày. 

Ngay cả khi bạn là một người sống nội tâm. Mỗi khi có chuyện buồn hoặc khó khăn gì trong cuộc sống. Nhưng bạn không muốn chia sẻ điều này với ai thì đương nhiên thú cưng sẽ là người ngồi nghe bạn giãi bày.

Thú cưng là những động vật có sự trung thành rất cao, đặc biệt là chó. Chúng suốt ngày quấn lấy bạn, muốn bạn chơi cùng. Điều này khiến bạn cảm thấy mình trở thành một người đặc biệt với ai đó.

3/ Là một người bạn gần gũi, gắn bó với những trẻ em khó khăn

Là người bạn đồng hành và gần gũi với chúng ta
Là người bạn đồng hành và gần gũi với chúng ta

Ta thường thấy, những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỉ, rối loạn tâm lý thường rất khó trong việc giao tiếp với xã hội. Nhưng điều này hoàn toàn ngược lại khi những đứa trẻ đó ở bên những con thú cưng.

Bằng một cách thần kỳ nào đó, giữa chúng có sợi dây liên kết với nhau. Khi những đứa trẻ tự kỉ ngại tiếp xúc với xã hội, sợ sệt với những con người đang cố giúp chúng trở nên tốt hơn thì những đứa trẻ đó lại có thể dễ dàng tâm sự, chơi đùa vui vẻ bên những chú chó, chú mèo…

Điều này cũng phần này giúp những đứa trẻ ngày một trở nên hòa đồng với xã hội hơn, giúp chúng có một người bạn đời cho riêng mình.

4/ Nuôi thú cưng cũng là một biện pháp để dạy trẻ sống có trách nhiệm

Chắc hẳn, những bậc cha mẹ đều ít nhất một lần nghe được những lời nài nỉ của con nhỏ: “Mẹ ơi, ba ơi, cho con nuôi một chú chó được không?” Không chỉ là chó, mèo… ngay cả chuột, thỏ, chim… cũng là một trong số những loài vật mà bọn trẻ rất yêu mến. 

Khi bạn đồng ý với con cái của mình một việc gì đó, thì chắc chắn điều kiện đánh đổi cũng phải được đi kèm. Ví dụ: con bạn muốn đi chơi, bạn sẽ đặt điều kiện con phải làm xong bài tập. Và ngay cả nuôi thú cưng cũng vậy. Bạn đồng ý mua cho chúng một con chó chẳng hạn, điều kiện đi kèm là con bạn tự chăm sóc chúng. Có thể là dọn chuồng, cho ăn, đi dạo cùng. Những việc đó khiến cho đứa trẻ hiểu rằng phải có trách nhiệm với những việc mình làm. Đó cũng là một cách tuyệt vời để rèn dũa trẻ ngay từ nhỏ. 

3 Tác hại của việc nuôi thú cưng

Những tác hại khi nuôi thú cưng cần lưu ý
Những tác hại khi nuôi thú cưng cần lưu ý

Với những lợi ích mà nuôi thú cưng mang lại, thì bên cạnh đó, tác hại của việc nuôi thú cưng cũng tồn tại song song.

1/ Tấn công người

Chắc hẳn, chúng ta cũng đã đọc rất nhiều bài báo nói về việc thú cưng “nổi điên” tấn công người. Điều này có thể thấy ngay được như việc chúng cào, cấu, cắn…

Các bạn đừng nghĩ chỉ khi chúng cắn ngấu nghiến thì mới nguy hiểm. Chỉ đơn giản là vết cào xước cũng có thể khiến bạn bị nhiễm trùng. Việc này vô cùng nguy hiểm đối với những trẻ nhỏ, khi hệ miễn dịch của chúng chưa hoàn toàn được hoàn thiện.

Đấy mới được coi là mức nhẹ. Nhiều trường hợp nguy hiểm hơn, khi chính những con thú cưng khiến bạn thay đổi cả cuộc đời. Nhiều gia đình chủ quan không tiêm phòng dại cho thú cưng. Vậy nên khi chuyện không may xảy ra, người thân của bạn là người hứng chịu.

2/ Nguy cơ gây dị ứng

Đây là một trong những vấn đề đau đầu của gia đình nào muốn nuôi thú cưng nhưng dễ bị mẫn cảm. Chó, mèo hay bị rụng lông. Những sợi lông nhỏ li ti bám vào sofa, chăn ga, thảm…và các vật dụng khác trong nhà. Đây là nguyên nhân gây ra dị ứng đối với những người không hợp với lông động vật.

Những đứa trẻ cũng dễ bị hen suyễn, viêm phế quản… khi hít phải lông chó, mèo… trong quá trình nô đùa với chúng.

3/ Nguy cơ lây nhiễm kí sinh trùng

Khoa học đã cảnh báo, trong cơ thể những con thú cưng thường có rất nhiều ký sinh trùng như sán, giun, các vi khuẩn… Trong quá trình chơi đùa, tiếp xúc, những ký sinh trùng này có thể lây sang chủ nhân và gây ra các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, viêm phế quản…

Lời kết

Trên đây phòng khám thú y Doraemonpet đã chia sẻ một số kinh nghiệm về lợi ích và tác hại nuôi thú cưng. Các bạn có thể tham khảo và đưa ra được lựa chọn tốt nhất cho riêng mình.

Xem ngay bài viết:

Lý Giải Nguyên Nhân Chó Cắn Phá Trong Nhà Và Cách Ngăn Chặn

Tất tần tật kinh nghiệm tiêm phòng cho cún cưng từ A –Z

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0969460335
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon