Thú cưng hiện nay đang phổ biến trong hầu hết mọi gia đình.Trong quá trình chăm sóc, thói quen tắm cho thú cưng giúp chúng luôn sạch sẽ, xinh đẹp và khỏe mạnh hơn. Bài viết này phòng khám thú y Ninh Bình Doraemonpet chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số kỹ năng tắm cho thú cưng cần biết dành cho Boss.
Bao lâu thì nên tắm cho thú cưng?
Khả năng chịu nhiệt của chó kém hơn con người do loài chó nói chung có thân nhiệt cao. Bởi vậy, nếu không thường xuyên tắm rửa và có kỹ năng tắm cho thú cưng cần biết sẽ khiến các bé chó trở nên khó chịu.
Kỹ năng tắm cho chó
Chó là loài động vật khá thích nước. Tuy nhiên cũng không cần tắm quá thường xuyên như con người.Tần suất tắm cho chó dựa vào các yếu tố đến thời tiết, môi trường sống, loại lông.
Một chú chó sống trong điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hoà, không tiếp xúc với đất cát và bụi bẩn thường xuyên sẽ không có nhu cầu tắm rửa nhiều. Trái lại, nếu thời tiết nóng bức thì hãy để ý hơn đến việc tắm cho thú cưng của mình nhé.
Những bé cưng có bộ lông mềm mượt và không có vấn đề gì về bệnh da liễu thì không nên tắm quá thường xuyên. Tần suất hợp lý là 1 tuần tắm 1 lần. Bởi nếu thường xuyên tắm rửa, dùng hoá chất sẽ khiến bộ lông em chó trở nên xơ xác, giảm độ bóng mượt.
Phương pháp tắm cho mèo cưng
Các bé mèo không hề thích tắm và cũng không tiết nhiều dầu như da chó. Bởi vậy, tần suất hợp lý là mỗi tháng tắm 1 đến 2 lần để đảm bảo bọ chét, ve, ký sinh trùng không có cơ hội tấn công.
Hướng dẫn tắm cho thú cưng đúng cách
Tham khảo ngay những kỹ năng tắm cho thú cưng cần biết để học hỏi được vài bí quyết bỏ túi nhé.
- Bước 1:
Đặt chó vào bồn tắm có sẵn nước không quá nóng, lạnh, trung bình khoảng 30-40 độ C đủ để làm ấm cơ thể chó. Chiều cao nước chỉ nên ở độ cao trung bình, vừa qua khỏi chân của chó là được. Nâng lên đặt xuống nhẹ nhàng cho đến khi chúng thích nghi hoàn toàn với nước. Xả nước hoặc dùng vòi sen làm ướt cơ thể cho bé. Luôn tương tác, giao tiếp với cún trong lúc tắm.
- Bước 2:
Lấy một lượng vừa đủ xà phòng tắm chuyên cho thú cưng vào lòng bàn tay. Tiếp theo, xoa thật nhẹ nhàng, massage toàn bộ cơ thể của chúng. Hãy cố gắng làm sạch mọi nơi trên cơ thể của thú cưng.
Đặc biệt là các kẽ móng chân, nơi dễ dàng bám bụi, bùn đất nhiều nhất. Hãy xoa sữa tắm dần dần từ cổ xuống thân, đuôi và cả 4 chân của chó. Chú ý tránh để bọt xà phòng tiếp xúc với mặt của thú cưng bạn nhé.Bởi vì chúng có thể làm cay và đỏ mắt bé cưng đấy.
- Bước 3:
Sau khi đã tắm bé thật kỹ càng, bạn có thể dùng vòi sen xả nước nhẹ để làm sạch xà phòng trên da của chó nhé.Tránh để nước xối qúa đầu hay rớt vào mắt và tai thú cưng. Tai chó không hề khó tích tụ độ ẩm.
Chính vì vậy, việc hạn chế nước vào tai bé sẽ giúp bảo vệ bé khỏi bệnh về tai, nấm trong tai hay sản sinh các sinh vật ký sinh như ve gây bệnh cho chó. Hãy chắc chắn rằng bạn xả sạch toàn bộ xà phòng trên cơ thể bé cưng bạn nhé.
- Bước 4:
Rửa mặt cho chó. Sau khi đã hoàn toàn xả sạch bụi bẩn và xà phòng, bạn có thể bắt đầu thực hiện bước này. Bạn không nên xối nước quá mạnh tay vào gương mặt bé vì như thế sẽ làm bé lo sợ.
- Bước 5:
Sau khi hoàn thành tắm cho thú cưng, bạn nên đem chó ra khỏi bồn tắm, dùng khăn khô thấm nhẹ và lau qua bớt nước. Sau đó, dùng máy sấy, sấy lông bé cho thật khô ráo. Hạn chế để quá lâu nước làm giảm nhiệt độ bề mặt da của cho và khiến chúng bị cảm lạnh đấy.
Một số điều cần lưu ý khi ta tắm cho thú cưng
Kỹ năng tắm cho thú cưng cần biết là vô cùng quan trọng. Tuy vậy, ta cần để tâm một số điều để thú nuôi nhà bạn luôn được mạnh khoẻ.
Không tắm cho thú cưng khi bị bệnh hoặc mới sinh
Khi bé mới được sinh, ta nên hạn chế tắm. Lúc này cơ thể của bé con còn rất yếu, kháng thể còn thấp. Điều quan trọng là các chức năng của cơ thể còn rất kém. Nếu ta hấp tấp tắm cho bé sẽ khiến chúng bị mắc bệnh. Hoặc nếu thú cưng bị bệnh mà ta tắm cho nó thì cơ thể không chịu đựng được, bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn.
Làm sạch khi thú cưng bị bệnh
Nếu như thú cưng mới sinh bị bệnh hoặc ta thấy lông chúng dính bùn đất. Ta nên dùng lược nhẹ nhàng, từ tốn chải lông chúng. Hoặc có thể dùng khăn ẩm lau qua lông chúng để lấy đi chất bẩn. Nó sẽ giúp chúng sạch sẽ, thơm tho, khỏe mạnh và nhanh khỏi bệnh hơn.
Tổng kết
Trên đây là các kỹ năng tắm cho thú cưng cần biết và một số lưu ý khi ta tắm cho chúng. Phòng khám thú y uy tín Doraemonpet chúng tôi hi vọng những kiến thức này sẽ bổ ích và giúp bạn chăm sóc thú cưng của mình. Bạn hãy theo dõi để biết thêm nhiều thông tin hơn nhé. Chúc bạn thành công.
Xem thêm: Tại sao chó cảnh thường có giá cao hơn những thú cưng khác
Xem thêm: Dạy chó đi vệ sinh đúng nơi quy định đơn giản dễ áp dụng nhất